Chuyển đến nội dung
Menu
  • Giới thiệu
    • Về dự án
      • Tổng quan
      • Mục đích và Mục tiêu
      • Tổ chức
      • Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu
    • Thành viên Dự án
  • Tin tức và sự kiện
  • Thư viện
    • Các chính sách liên quan
    • Văn kiện làm việc
    • Xuất bản phẩm
  • Hình ảnh
http://sivn.edu.vn/en/home http://sivn.edu.vn/en/home
Hòa nhập xã hội của người di cư nông thôn ở hà nội
  • Tiếng Việt
  • English
    • Giới thiệu
      • Về dự án
        • Tổng quan
        • Mục đích và Mục tiêu
        • Tổ chức
        • Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu
      • Thành viên Dự án
    • Tin tức và sự kiện
    • Thư viện
      • Các chính sách liên quan
      • Văn kiện làm việc
      • Xuất bản phẩm
    • Hình ảnh
    Trang chủ Tổng quan

    Tổng quan

    Bảo vệ quyền của người di cư từ nông thôn ra thành thị và bảo đảm sự hòa nhập về xã hội cũng như kinh tế của họ là những thách thức chính sách hàng đầu ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia đang trong giai đoạn công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng như Việt Nam. Nhiều người trong số những người di cư này không được giáo dục đầy đủ, kĩ năng kém và khá nghèo. Họ thuộc nhóm dễ bị tổn thương và dễ bị “lề hóa” trong các không gian đô thị và gặp khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở, cơ hội công việc và các dịch vụ xã hội khác như y tế và giáo dục cho bản thân cũng như gia đình. Trong nhóm này, phụ nữ thường chịu nhiều thiệt thòi hơn về công việc, có nguy cơ bị bóc lột, bạo lực trong môi trường thành thị lạ lẫm, cộng thêm gánh nặng về trách nhiệm chăm sóc gia đình từ xa. Các dịch vụ xã hội ở thành thị Việt Nam như nhà ở, giáo dục, y tế và phúc lợi thường bị quá tải và vì vậy không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của người dân. Việc làm có thể chia ra thành khu vực chính thức và khu vực phi chính thức và sâu hơn là giữa những người có hợp đồng lao động chính thức và những người không có. Điều này càng làm sâu sắc hơn tính dễ bị tổn thương. Hệ quả là, nhiều người di cư phải sống trong những căn nhà thuê điều kiện kém, thường không có hợp đồng, ở trong những khu đông đúc và điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Ở những nơi này, họ có thể chịu nhiều hình thức bóc lột khác nhau từ chủ nhà hoặc những đối tượng khác. Không được giáo dục đầy đủ, thiếu kĩ năng hoặc ít cơ hội tiếp cận việc làm ở khu vực chính thức đồng nghĩa với việc nhiều di dân phải làm việc một cách phi chính thức ở trong các ngành nghề như buôn bán nhỏ lẻ, xây dựng, thu gom rác, giúp việc gia đình. Điều kiện làm việc của họ thấp hơn nhiều so với những lao động thành thị lâu năm.

    Chính sách chính thức của Việt Nam về các vấn đề như nhà ở, y tế, giáo dục và việc làm đưa ra được những khó khăn của vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị. Tuy nhiên, các cơ quan của chính quyền ở cấp độ quốc gia, tỉnh và thành phố có thể không đủ khả năng để đáp ứng tất cả nhu cầu của di dân. Các chính sách bảo trợ xã hội đã được mở rộng ra cho nhiều nhóm khác nhau trong xã hội nhưng vẫn chưa thể bao phủ một cách đầy đủ, đặc biệt là những người di cư ở trong khu vực kinh tế phi chính thức. Kết quả là tốc độ của sự hòa nhập xã hội và kinh tế của di dân đã diễn ra không như mong đợi. Để đối phó với tình hình này, nhiều tổ chức xã hội dân sự đã và đang làm việc với người di cư và các tổ chức của chính quyền để giải quyết nhu cầu của người di cư và gia đình của họ.

    Mặc dù đã có sự nhận thức rộng rãi về tính dễ bị tổn thương và việc bị “lề hóa” của người di cư ở khu vực thành thị Việt Nam, sự hiểu biết về cuộc sống của người di cư khi họ phải vật lộn để hòa nhập vào cuộc sống thành thị, tham gia vào nền kinh tế ở đây cũng như duy trì những mối quan hệ ở quê hương của họ vẫn chưa có nhiều. Những báo cáo và số liệu chính thức có thể đưa ra cái nhìn tổng quan nhưng chúng ta không biết nhiều về việc người di dân đã tạo ra sinh kế của mình như thế nào, suy nghĩ của họ về cung cách hoạt động của bộ máy chính quyền hay là về sự hiệu quả của các tổ chức xã hội dân sự trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ. Các nghiên cứu trong vấn đề di cư tập trung nhiều vào những động cơ thúc đẩy người dân rời khỏi vùng quê của mình và những tác động từ khía cạnh kinh tế lên vấn đề di dân. Không có nhiều nghiên cứu đi sâu vào quá trình hòa nhập xã hội, suy nghĩ cuả họ về quá trình này và vai trò của các tổ chức thuộc chính quyền cũng như phi chính phủ.

    Nghiên cứu ứng dụng chất lượng cao có thể làm rõ những vấn đề như sinh kế và trải nghiệm của người di cư cũng như hoạt động của các dịch vụ xã hội ảnh hưởng đến người di cư để từ đó đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách cũng như nâng cao nhận thức về những vấn đề này. Đây là công việc liên quan trực tiếp tới các tổ chức chính quyền địa phương và trung ương, tổ chức xã hội dân sự hoạt động trong lĩnh vực này, nhà tài trợ cũng như những cơ quan quốc tế đang cố gắng tìm cách tăng cường quyền lợi và hòa nhập xã hội của các nhóm dễ bị tổn thương. Nghiên cứu này cũng có thể đóng góp vào những cuộc thảo luận ở cấp độ quốc tế về đô thị hóa và hòa nhập mà có tầm quan trọng lớn đối với các quốc gia đang phát triển cũng như các quốc gia có thu nhập cao hơn đang phải đối mặt với những thách thức của riêng mình về vấn đề di cư và hòa nhập xã hội.

    Thách thức của hòa nhập xã hội ở các đô thị Việt Nam đòi hỏi phải có một cách tiếp cận sâu sát và mang tính liên ngành mà có thể sử dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực như chính sách xã hội, kinh tế học, nghiên cứu di cư và nghiên cứu về giới. Việc tiếp cận liên ngành có thể mang lại những sự hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới của người di dân và môi trường chính sách mà họ mưu sinh. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học, cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội hay tổ chức phi chính phủ là một điều kiện cần thiết đối với cách tiếp cận này.

    admin 26 Tháng Mười Hai, 2019
    Liên hệ

    Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

    336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam