Chuyển đến nội dung
Menu
  • Giới thiệu
    • Về dự án
      • Tổng quan
      • Mục đích và Mục tiêu
      • Tổ chức
      • Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu
    • Thành viên Dự án
  • Tin tức và sự kiện
  • Thư viện
    • Các chính sách liên quan
    • Văn kiện làm việc
    • Xuất bản phẩm
  • Hình ảnh
http://sivn.edu.vn/en/home http://sivn.edu.vn/en/home
Hòa nhập xã hội của người di cư nông thôn ở hà nội
  • Tiếng Việt
  • English
    • Giới thiệu
      • Về dự án
        • Tổng quan
        • Mục đích và Mục tiêu
        • Tổ chức
        • Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu
      • Thành viên Dự án
    • Tin tức và sự kiện
    • Thư viện
      • Các chính sách liên quan
      • Văn kiện làm việc
      • Xuất bản phẩm
    • Hình ảnh
    Trang chủ Tin tức và sự kiện Tọa đàm “Hòa nhập kinh tế – xã hội của lao động di cư từ nông thôn vào Hà Nội”

    Tọa đàm “Hòa nhập kinh tế – xã hội của lao động di cư từ nông thôn vào Hà Nội”

    Ba Vì – Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2022 – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học College Cork (University College Cork) tổ chức tọa đàm “Hòa nhập kinh tế – xã hội của lao động di cư từ nông thôn vào Hà Nội”. Tọa đàm diễn ra trong hai ngày: 22 tháng 7 và 23 tháng 7 năm 2022. Phiên khai mạc diễn ra vào đêm 22 tháng 7. Phiên thảo luận chính diễn ra vào sáng 23 tháng 7.

    Nghiên cứu do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học College Cork (Ai-len) thực hiện với sự tài trợ của Hội đồng nghiên cứu Ireland (Ireland Research Council) và Cơ quan viện trợ Ireland (Irish Aid) nhằm đóng góp cho sự hòa nhập kinh tế – xã hội tốt hơn của người di cư từ nông thôn ra thành phố ở Việt Nam thông qua việc tăng cường sự hiểu biết về những nhu cầu của các nhóm di dân khác nhau, đồng thời đóng góp vào những phản ứng chính sách hiệu quả hơn của các tổ chức thuộc chính quyền cũng như các tổ chức xã hội.

    Ông Conor Fin, Phó Đại sứ Ireland tại Việt Nam cho biết: “Di cư từ nông thôn ra thành thị là một hiện tượng mang tính toàn cầu, đặc biệt quan trọng ở Việt Nam. Chúng ta đang trải qua một giai đoạn phát triển và công nghiệp hóa mạnh mẽ, vì vậy những thay đổi về mặt kinh tế-xã hội đã tạo ra những thách thức cho cả chính phủ, cộng đồng và từng cá nhân về nhiều khía cạnh khác nhau như nhà ở, việc làm, y tế và giáo dục. Tôi tin rằng dự án này là một minh chứng tiêu biểu của sự hợp tác giữa Ireland và Việt Nam. Tôi cũng mong rằng những sự hợp tác như thế này sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới.”

    Ông Phạm Đại Đồng, Trưởng phòng Chính sách bảo trợ xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh, Xã hội đã có những chia sẻ về tình hình lao động di cư tại Việt Nam và nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án nghiên cứu: “Lao động di cư có đóng góp không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của các nước nhưng vẫn là nhóm lao động yếu thế, có tỉ lệ thất nghiệp cao, dễ bị tổn thương nhất và khó tiếp cận các chính sách về an sinh xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, USSH chủ động hợp tác với UCC để triển khai dự án nghiên cứu nhằm nhận diện những rào cản đối với việc hòa nhập xã hội của lao động di cư đến Hà Nội và rà soát các đánh giá chính sách cũng như đưa ra các khuyến nghị về sự phối kết hợp giữa tổ chức đào tạo, nghiên cứu với các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương trong cả nước. Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh xã hội đánh giá cao nỗ lực của nhà trường trong việc tổ chức các hội thảo có ý nghĩa nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, góp phần chung tay với địa phương và các bộ ngành nhằm thúc đẩy quyền của lao động di cư”.

    PGS. TS Đào Thanh Trường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Vấn đề hòa nhập kinh tế-xã hội của lao động di cư từ nông thôn đến các đô thị ở Việt Nam là một trong những vấn đề mang tính thời sự, đòi hỏi phải có nhiều cách tiếp cận sâu sát và mang tính liên ngành để đưa ra những luận điểm mới, sâu sắc nhằm không chỉ đem lại những đóng góp trong học thuật mà còn đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách thực tiễn. Tôi tin tưởng rằng hoạt động liên kết tổ chức hội thảo khoa học quốc tế này sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy và mở ra những mạng lưới nghiên cứu, trao đổi tri thức trong nước và ngoài nước về vấn đề di cư, phát triển kinh tế-xã hội và những vấn đề an sinh-xã hội. Tôi cũng đánh giá cao tâm huyết và sự nỗ lực của nhóm nghiên cứu từ phía Việt Nam đã thực hiện một báo cáo nghiên cứu rất nghiêm túc, chất lượng và có tính thời sự”.

    TS. Edward Lahiff, Đại học College Cork, Giám đốc điều hành và Nghiên cứu viên chính của dự án cho biết: “Tọa đàm lần này chia sẻ những kết quả nghiên cứu sơ bộ ban đầu của dự án nhằm thúc đẩy những thảo luận để từ đó nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện và đưa ra những kết luận, khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan như các tổ chức xã hội cũng đang có mặt tại hội thảo hôm nay như Oxfam, GFCD, Mnet, Light và CDI”.

    Trong tối ngày 22 tháng 7 năm 2022, tọa đàm diễn ra với 2 bài trình bày:

    1. Giới thiệu về dự án trình bày bởi TS. Nick Chisholm và ThS. Mai Mai
    2. Hợp tác học thuật Bắc – Nam: Trường hợp Đại học College Cork và trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày bởi GS. TS. Phạm Quang Minh

    Trong sáng ngày 23 tháng 7 năm 2022, tọa đàm diễn ra với 4 báo cáo:

    1. Cải cách hệ thống đăng ký cư trú tại Việt Nam (The Reform of the Househld Registration System in Vietnam) trình bày bởi TS. Vũ Thị Anh Thư, TS. Edward Lahiff và TS. Nick Chisholm.
    2. Hiện trang kinh tế-xã hội của người di cư tại Hà Nội: Kết quả từ khảo sát của SIVN (Socio-economic conditions of migrants in Hanoi: Results of the SIVN Survey) trình bày bởi PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, TS. Edward Lahiff và ThS. Nguyễn Trọng Chính.
    3. Vai trò của các tổ chức xã hội trong cải cách chính sách (The Role of Social Organisations Policy Reform) trình bày bởi TS. Edward Lahiff và TS. Nguyễn Thị Thùy Trang
    4. Chúng tôi đã tạo ra một cuộc sống tốt hơn’: Phân tích năng lực tự quyết của người lao động giúp việc di cư ở Hà Nội (‘We make a better life’: Tracing agency among migrant domestic workers in Hanoi) trình bày bởi TS. Nita Mishra, TS. Edward Lahiff và TS. Vũ Thị Anh Thư.

    Tọa đàm đã kết thúc thành công tốt đẹp, được đánh giá sẽ đem lại nhiều đóng góp cho giới học thuật, nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách liên quan đến lĩnh vực này.

    Tác giả: Nguyễn Trọng Chính

    admin 14 Tháng Mười, 2022
    Đăng trong Tin tức và sự kiệnThẻ 2022, hà nội, hòa nhập xã hội, hội nghị, hội thảo, ireland, irish aid, nhân văn, overview, sivn, social inclusion, tọa đàm, ucc, ussh, việt nam, vietnam

    Điều hướng bài viết

    Thành viên dự án tham gia hội thảo DSA2022
    Ý kiến bình luận
    Liên hệ

    Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

    336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam